Ansible là gì?
Ansible là là một công cụ phần mềm cung cấp khả năng tự động hóa đơn giản nhưng mạnh mẽ để hỗ trợ đa nền tảng. Nó chủ yếu dành cho các những người sử dụng nó để triển khai ứng dụng, hoặc DevOps , cập nhật đồng loạt trên các server cùng lúc, quản lý cấu hình (configuration management), điều phối nội bộ dịch vụ (intra-service orchestration) và gần như mọi thứ mà bạn thực hiện trên server hàng tuần hoặc hàng ngày. Ansible rất dễ triển khai.
Một số công cụ tương tự như Saltstack, Puppet,…
Mục đích
Mục đích chính của Ansible là tự động hóa việc triển khai, quản lý và cấu hình hệ thống máy tính và mạng. Ansible là một công cụ mã nguồn mở và được phát triển để giúp các nhà quản trị hệ thống và lập trình viên quản lý một số lượng lớn các máy chủ và thiết bị mạng một cách hiệu quả và nhất quán.
Các mục tiêu chính của Ansible bao gồm:
- Đơn giản: Ansible được thiết kế để dễ sử dụng, không yêu cầu kiến thức chuyên sâu về lập trình và không cần cài đặt phần mềm phức tạp trên các nút đích.
- Dễ dàng triển khai: Ansible cho phép triển khai các ứng dụng và cấu hình hệ thống trên nhiều máy chủ cùng một lúc, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Khả năng mở rộng: Ansible hỗ trợ quản lý một lượng lớn các máy chủ và thiết bị mạng, cho phép mở rộng hệ thống một cách linh hoạt.
- Nhất quán: Ansible đảm bảo rằng các máy chủ và thiết bị mạng được duy trì ở trạng thái nhất quán, giúp đảm bảo tính ổn định và tin cậy của hệ thống.
- Tự động hóa: Ansible cung cấp khả năng tự động hóa các tác vụ quản lý hệ thống, từ việc triển khai ứng dụng, cài đặt phần mềm, đến cấu hình hệ thống và kiểm tra tình trạng của các máy chủ và thiết bị mạng.
Với các tính năng và mục tiêu này, Ansible giúp tăng cường hiệu suất và năng suất của các nhà quản trị hệ thống và lập trình viên, đồng thời đảm bảo tính nhất quán và tin cậy của hệ thống.
Tại sao nên sử dụng Ansible?
Hiện nay có rất nhiều các tool quản lý cấu hình vậy tại sao nên lựa chọn Ansible? Có rất nhiều lý do khiến bạn không nên bỏ qua tool này:
- Là một opensource và được sử dụng miễn phí.
- Sử dụng phương thức ssh
- Không tốn nhiều tài nguyên khi cài đặt
- Được phát triển bởi ngôn ngữ python, khi tạo thêm module cũng sẽ sử dụng ngôn ngữ này.
- Khá nhẹ và dễ setup
- Các sciprt chủ yếu được dùng định dạng YAML
- Trên Ansible có một cộng đồng tương tác lớn, dễ dàng giao lưu học hỏi.
Kiến trúc của Ansible là gì?
Ansible sử dụng kiến trúc agentless không cần đến agent để giao tiếp với các máy khác. Cơ bản nhất là giao tiếp thông qua các giao thức WinRM trên Windows, SSH trên Linux hoặc giao tiếp qua chính API của thiết bị đó cung cấp.
Ansible có thể giao tiếp với rất nhiều OS, platform và loại thiết bị khác nhau từ Ubuntu, VMware, CentOS, Windows cho tới Azure, AWS, các thiết bị mạng Cisco và Juniper,… mà hoàn toàn không cần agent khi giao tiếp.
Nhờ vào cách thiết kế này đã giúp làm tăng tính tiện dụng của Ansible do không cần phải cài đặt và bảo trì agent trên nhiều host. Có thể nói rằng đây chính là một thế mạnh của Ansible so với các công cụ có cùng chức năng như Chef, SaltStack, Puppet (trong đó Salt có hỗ trợ cả 2 mode là agent và agentless).
Ứng dụng của Ansible hiện nay
Ansible được sử dụng rất nhiều trong triển khai phần mềm và quản trị hệ thống.
- Provisioning: Khởi tạo VM, container hàng loạt trên cloud dựa trên API – OpenStack, AWS, Google Cloud, Azure…
- Configuration Management: Quản lý cấu hình tập trung các dịch vụ, không cần phải tốn công chỉnh sửa cấu hình trên từng server.
- Application Deployment: Deploy ứng dụng hàng loạt, giúp quản lý hiệu quả vòng đời của ứng dụng từ giai đoạn dev cho đến production.
- Security & Compliance: Quản lý các chính sách về an toàn thông tin một cách đồng bộ trên nhiều sản phẩm và môi trường khác nhau như deploy policy hay cấu hình firewall hàng loạt trên nhiều server,…
Thành phần chính của ansible